Tranh chấp Đá ngầm Gageo

Theo UNCLOS thì các quốc gia không thể đòi hỏi chủ quyền đối với đá ngầm.[5] Hiện Hàn QuốcTrung Quốc có tranh chấp ở Gageo do hai quốc gia đều xem nó thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình. Theo Hàn Quốc, xét theo nguyên tắc đường trung tuyến thì đá ngầm nằm bên phía họ.[1]

Tháng 11 năm 2007, Hàn Quốc khởi công công trình trạm nghiên cứu hải dương và khí quyển hiện đại nằm gần đá ngầm này.[1] Công trình được khánh thành vào tháng 10 năm 2009, tiêu tốn 10 tỷ won. Nó cao 51 m (trong đó có 26 m nổi trên mặt biển), diện tích 286 m², có khả năng chịu được sóng cao 21 m và chịu sức gió đến 40 m/s.[1] Cơ sở có phòng thí nghiệm, chỗ ở, thiết bị thông tin và quan sát, máy phát điện, đèn hiệu an toàn hàng hải, bồn chứa nước và nhiên liệu, hệ thống cảnh báo. Bốn người có thể sống 15 ngày tại đây mà không cần tiếp tế.[2] Trước đó vào năm 2003 Hàn Quốc đã có một cơ sở nghiên cứu hải dương tương tự (nhưng gấp bốn lần về quy mô) ở đá ngầm Socotra vốn cũng nằm trong vòng tranh chấp Hàn-Trung.